top of page
huy08031992

Áp dụng công nghệ tế bào gốc vào người bị đột quỵ

Những người già ốm với sức đề kháng yếu luôn gặp phải những mối lo ảnh hưởng đến tính mạng. Một trong số đó là triệu chứng đột quỵ cực kỳ nguy hiểm. Ngày nay các chuyên gia y tế đã áp dụng những biện pháp để điều trị cũng như hạn chế tình trạng xuất hiện.

Đột quỵ được điều trị như thế nào

Dưới đây là chia sẻ đến từ chuyên gia Trần Quang Đạt đang công tác tại phòng cấp cứu bệnh viện tỉnh Thái Nguyên:

Khả năng cứu sống người bị đột quỵ phụ thuộc tất cả vào mức độ não bị tổn thương cũng như thời gian cấp cứu. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm, não sẽ càng ít bị tổn thương và khả năng phục hồi cũng tốt hơn. 

Nếu người bệnh được đưa đến cơ sở trong khoảng dưới 5 tiếng từ lúc cơn đột quỵ khởi phát thì thuốc chống kết tập tiểu cầu sẽ được sử dụng ngay lập tức. Khi đó làm tan cục máu đông giúp dòng máu lên não tái lưu thông, giảm tỷ lệ tàn tật. 

Sau khi đa qua khỏi giai đoạn nguy hiểm là thời gian để phục hồi lại sức khỏe cũng như chức năng cơ thể. Chẳng hạn như đi đứng, nói chuyện. Phương pháp này đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia, các bác sĩ, nhà thần kinh học, nhà trị liệu ngôn ngữ và vật lý trị liệu. 

Mặc dù vậy vẫn có trường hợp tình trạng diễn biến xấu khiến cho 1 số chức năng của cơ thể không thể trở lại hoạt động bình thường. Đây chính là nỗi trăn trở khiến các nhà khoa học trên thế giới không ngừng tìm cách thức cải thiện, trong đó có phương pháp sử dụng tế bào gốc. 

Áp dụng công nghệ tế bào gốc vào người bị đột quỵ

Khi cơn đột quỵ gây hư hại quá nhiều tế bào nào bộ thì việc phục hồi của những đối tượng này là rất thấp. Thậm chí có người còn không có khả năng phục hồi. Để cải thiện tình trạng này, chúng ta phải có biện pháp thay thế hoặc tái tạo những tế bào não bị hư hại. Tế bào gốc thần kinh làm được điều này! 

Tận dụng điều đó mà các nhà khoa học đã nghiên cứu đến khả năng sử dụng những tế bào gốc ở hệ thần kinh để khắc phục những biến chứng tại não bộ. Từ đó giúp người bệnh phục hồi chức năng sau đột quỵ. Đây được xem là phương pháp điều trị đột quỵ tiềm năng trong tương lai. 

Họ đã tách những tế bào gốc từ một khối u có tên là teratocarcinoma để sản xuất tế bào thần kinh trong phòng thí nghiệm. Sau đó, họ cấy những tế bào thần kinh này vào não của chuột bị đột quỵ và kết quả cho thấy, những tế bào này tích hợp với não của chuột. 

Nhưng phải đến đầu thế kỷ 20 phương pháp mới được áp dụng trên bệnh nhân bị đột quỵ đầu tiên. Mặc dù vậy hiệu quả khắc phục được là khá ít. Vì vậy, họ lại tiếp tục nghiên cứu những phương pháp mới sử dụng tế bào gốc, điển hình là cuộc thử nghiệm mang tên PISCES của công ty ReNeuron của Vương quốc Anh.

5 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page